Giá gốc là: 500,000 ₫.300,000 ₫Giá hiện tại là: 300,000 ₫.
Quý khách có thể liên hệ 0899.636.237 (zalo) để mua hàng và tư vấn thêm.
Các loại cây nào trồng tốt cho văn phòng
Cây Kim Ngân. Cây Kim Ngân là loại cây cảnh văn phòng vô cùng phổ biến hiện nay. Cây Kim Tiền. Cây Trầu Bà. Cây Ngũ Gia Bì. Cây Phú Quý. Cây Lưỡi Hổ. Cây Lan Ý. Cây Thiết Mộc Lan. Trong các loại cây cảnh văn phòng để bàn, cây Ngũ Gia Bì mang ý nghĩa cho sự ổn định, tiền tài và thời vận.
Các loại cây trồng nào phù hợp cho sân thượng, ban công
Trên sân thượng bao giờ cũng sẽ gặp vấn đề về thiếu đất trồng, khi đó trồng những cây khó chăm sóc. Thay vào đó, những loài dây leo trồng trên sân thượng sẽ phù hợp hơn, quá trình chăm sóc diễn ra cũng trở nên dễ dàng hơn mà vẫn có thể cho bóng mát.
Những cây dây leo sẽ rất phù hợp với những người yêu thích sự lãng mạn dịu dàng. Hơn nữa những loại dây leo có hoa còn góp phần tô sắc cho ban công nhà bạn. Và dĩ nhiên mùi hương mà các loài hoa mang lại đa phần sẽ tạo cho chúng ta cảm giác dễ thả lỏng cơ thể, biến sân thượng trở thành một nơi để giải tỏa mệt mỏi rất tuyệt vời.
Chăm sóc cây xanh thế nào cho đúng cách
Để cây phát triển tốt nhất thì chắc chắn phải cần ánh sáng thì cây mới có thể quang hợp được. Vậy để cây phát triển tốt thì ánh sáng như thế nào là phù hợp. Tùy theo từng đặc điểm của mỗi loại cây mà lượng ánh sáng cần thiết cũng khác nhau. Một số loại ưa ánh sáng thấp nhưng 1 số loại lại cần ánh sáng tốt mới phát triển được.
Tuy nhiên dù là cây loại gì đi nữa thì vẫn phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển.Hoặc nếu bạn trồng cây xanh trong nhà thì bạn nên đảm bảo đặt cây ở những vị trí tốt nhất và có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên chiếu trong phòng. Hoặc bạn cũng có thể để cây phơi nắng 2 – 3 giờ mỗi tuần để cây có thể phát triển tự nhiên.
Các ánh sáng ‘mạnh’ thường xuất hiện ở phía các cửa sổ hướng nam, cửa sổ lớn ở phía đông hoặc phía tây không bị cản trở. Các cửa sổ nhỏ ở phía đông hoặc phía tây thường chỉ cung cấp được ánh sáng ‘trung bình’. Còn các cửa sổ phía bắc và những cửa sổ có kính mờ chỉ cung cấp ánh sáng ‘thấp’. Nếu cây của bạn đặt cách xa 2m với cửa sổ thì cây cũng chỉ nhận được ánh sáng thấp.
Mua cây cảnh online ở đâu ?
Bạn mua cây cảnh online xin liên hệ Đảm bảo cây đẹp, mới, cây giống khoẻ mạnh, cây hư khi giao hoàn tiền, hoặc đổi cây mới cho khách.
Cây Xanh US có nhân viên vận chuyển lên lầu, vận chuyển và thi công trồng cây cho công trình, nhà ở, văn phòng, công ty, khu công nghiệp.
Quý khách có thể liên hệ 0899.636.237 (zalo) để mua hàng và tư vấn thêm.
Mô tả
Cây Bằng Lăng có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa (L.) Pers, là loài thực vật thuộc họ Tử Vi. Đây là loại cây trồng vốn có nguồn gốc từ Ấn Độ và hiện nay đang rất được phổ biến tại nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Cây Bằng Lăng ở nước ta đang được trồng nhiều trên những con phố đô thị hoặc trong công viên với mục đích làm đẹp cảnh quan xung quanh.
Cây Bằng Lăng là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10-15m. Thân cây khá nhẵn, phân nhánh nhiều và có hàng tá lớp lá dày đan xen nhau. Lá cây Bằng Lăng có màu xanh lục, hình bầu dục, có chiều dài khoảng từ 10-15cm, bề rộng từ 4-7cm. Hoa Bằng Lăng có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên ở nước ta thì hoa Bằng Lăng tím là phổ biến nhất. Chúng thường nở thành chùm trên ngọn cây, cánh hoa rất mỏng, mùa hoa xuất hiện chủ yếu là vào mùa hè.
Cây Bằng Lăng có khả năng tạo quả từ hoa, quả có dạng hình cầu tròn, đường kính nhỏ bé chỉ từ 2-3cm. Khi còn non thì quả có màu xanh hơi tím nhạt, còn khi về già thì quả hóa màu nâu và vỏ ngoài trở nên cứng hơn trước. Tốc độ sinh trưởng của cây ở mức trung bình khá, chúng rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam cho nên được trồng vô cùng phổ biến hiện nay.
Cây Bằng Lăng có mấy loại?
Hiện nay trên thế giới phổ biến một số loại cây Bằng Lăng sau đây:
Cây Bằng Lăng tím
Là loại cây phổ biến nhất ở Việt Nam, chúng còn được gọi là cây Bằng Lăng nước, chuyên được sử dụng để trồng trang trí cho phố phường, công viên nhằm tạo vẻ đẹp cho cảnh quan cũng như tạo bóng mát bởi tán lá dày và rậm rạp của cây. Hoa của cây có màu tím vô cùng đặc trưng, khi hoa rụng sẽ phủ sắc tím rực cả góc đường cho nên vô cùng cuốn hút và khiến ai đi qua cũng phải ngắm nhìn vẻ đẹp của cây.
Cây Bằng Lăng rừng
Đúng như với tên gọi, giống cây Bằng Lăng này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh thành miền núi, thường mọc ở trên những cánh rừng, đồi, sườn núi nhằm bảo vệ đất đá khỏi bị xói mòn, nhờ đó mà ổn định lại hệ sinh thức khu vực. Hoa của cây thường có kích thước lớn hơn so với các loại cây được trồng trong đô thị. Tuy nhiên mùa hoa Bằng Lăng rừng cũng rơi vào tháng 6, tháng 7 mùa hè, tương tự như với cây trồng đô thị.
Cây Bằng Lăng ổi
Hay còn được gọi là cây Bằng Lăng hoa trắng, cây hoa Sang, cây Sang sẻ,… Giống cây này có hoa khi nở mang một màu trắng duy nhất, rất tinh khôi và đẹp đẽ. Hình dáng và kích thước của cây không có nhiều sự khác biệt so với cây Bằng Lăng tím. Chúng thường được trồng trong công viên hoặc trong vườn nhà để làm nổi bật không gian xung quanh.
Cây chi Bằng Lăng
Hay còn được gọi là cây Tử Vi. Đây là loại cây xuất hiện nhiều ở các nước khu vực Đông Á hoặc châu Úc. Loài cây này thường xuyên bị động vật như sóc, chuột cào rách nát phần vỏ cây cho nên hình dáng bên ngoài của cây khá xấu xí với vô số các vết loang lổ trên vỏ cây. Hoa của chúng có màu sắc nhợt nhạt, không đẹp mắt cho nên không được ưa chuộng để trồng làm cây trang trí.
1. Giới thiệu về cây bằng lăng
Bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia calyculata Kurz. Bằng lăng là một loại cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có nhiều tên gọi khác nhau như Săng lẻ, Bằng lang, Truol, …
Hầu như mọi bộ phận của cây đều có dược tính. Ví dụ, vỏ cây thường được dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy, trong khi chiết xuất từ rễ và quả của cây được cho là có tác dụng giảm đau.
Đặc biệt, trong lá của bằng lăng chứa hơn 40 hợp chất có lợi, trong đó nổi bật là axit corosolic và axit ellagic. Lá của bằng lăng đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác nhau nhưng khả năng làm giảm lượng đường trong máu nổi bật hơn cả.
2. Lợi ích của bằng lăng đối với sức khoẻ
Theo Đông Y, bằng lăng có mùi thơm đặc trưng, chát, không độc, có tính kháng khuẩn mạnh và làm săn chắc da.
Theo Y học hiện đại và các nghiên cứu cho thấy lá bằng lăng có nhiều dược tính khác nhau và đem lại những lợi ích sức khoẻ tiềm năng như:
2.1. Kiểm soát lượng đường trong máu
Lá bằng lăng được cho là có thể kiểm soát lượng đường trong máu nên hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Sở dĩ, lá bằng lăng có tác dụng này là nhờ chứa các hợp chất như axit corosolic, ellagitannin và gallotannins, cụ thể:
– Axit corosolic làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, tăng cường hấp thu glucose và ức chế alpha-glucosidase – một loại enzyme giúp tiêu hóa carbs.
– Ngoài axit corosolic, ellagitannin – cụ thể là lagerstroemin, flosin B và reginin A – cũng cải thiện lượng đường trong máu. Những hợp chất này thúc đẩy quá trình hấp thu glucose bằng cách kích hoạt chất vận chuyển glucose loại 4 (GLUT4), một loại protein vận chuyển glucose từ máu vào tế bào cơ và mỡ.
– Gallotanin có khả năng kích thích quá trình vận chuyển glucose vào tế bào. Người ta thậm chí còn đưa ra giả thuyết rằng một loại gallotanin có tên là penta-O-galloyl-glucopyranose (PGG) có hoạt tính kích thích cao hơn axit corosolic và ellagitannin.
2.2. Chống oxy hoá
Trong lá bằng lăng có chứa nhiều chất chống oxy hoá như phenol và flavonoid, cũng như quercetin và axit corosolic, gallic và ellagic, có tác dụng chống lại các gốc tự do.
Gốc tự do là tác nhân gây đột biến gen, góp phần làm tăng nguy cơ ung thư hoặc các bệnh tật khác.
2.3. Ngăn ngừa béo phì
Các nghiên cứu gần đây cho thấy bằng lăng có tác dụng ngăn ngừa béo phì, vì chúng có thể ức chế quá trình tạo mỡ.
Ngoài ra, các polyphenol trong lá, chẳng hạn như penta galloyl glucose (PGG), có thể ngăn chặn tiền chất của tế bào mỡ biến đổi thành tế bào mỡ trưởng thành.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này được thực hiện trong ống nghiệm, vì vậy cần có các nghiên cứu trên người.
2.4. Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim
Các nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy rằng axit corosolic và PGG trong lá bằng lăng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong máu. Điều này có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2.5. Lợi ích tiềm năng khác
Lá bằng lăng còn đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ khác như:
– Chống ung thư: Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất lá bằng lăng có thể chống lại một số bệnh ung thư.
– Tiềm năng kháng khuẩn và kháng virus. Chiết xuất từ lá bằng lăng có thể bảo vệ chống lại các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Bacillus megaterium, cũng như các loại virus như virus HRV – loại virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
– Chiết xuất từ lá bằng lăng có tác dụng chống huyết khối, ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao và đột quỵ,.
– Chất chống oxy hóa trong chiết xuất bằng lăng có thể bảo vệ thận khỏi bị hư hại do thuốc hóa trị gây ra.
3. Một số bài thuốc từ bằng lăng
Dưới đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ cây bằng lăng. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thay thế cho các chỉ định của bác sĩ. Trước khi áp dụng các bài thuốc này, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y.
– Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường: Sử dụng 50g lá bằng lăng già hoặc 50g quả khô hãm với 0.5 lít nước sôi, uống hàng ngày khoảng 4 đến 6 cốc.
– Hỗ trợ giảm cân: Lấy lá bằng lăng đun nước uống nước hàng ngày, bài thuốc này vừa giúp ngăn chặn sự tích tụ carbohydrate vừa giảm sự hình thành mỡ.
– Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lỵ: Sử dụng 20 đến 30g vỏ thân bằng lăng tía, cắt nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần/ngày.
– Chữa bỏng: Sử dụng 300g vỏ thân bằng lăng. Lấy 100g nấu với nước cho đặc dùng để rửa vết thương. Lượng còn lại 200g, băm nhỏ, nấu với 2 lần nước, lọc rồi cô thành cao lỏng và dùng để ngày bôi từ 2 – 3 lần.
– Bài thuốc giúp lợi tiểu: Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng lá bằng lăng đun lên uống hàng ngày như nước trà, vừa giúp lợi tiểu lại phòng ngừa viêm đường tiết niệu.
– Hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn: Sử dụng vỏ thân bằng lăng nấu cô đặc thành cao, sau đó thoa lên vết thương để giảm tình trạng nhiễm khuẩn và tạo một lớp màng bảo vệ vết thương.
4. Những lưu ý khi sử dụng bằng lăng
Sử dụng lá bằng lăng khá an toàn, nhưng để phòng ngừa một số tác dụng có thể xảy ra, mọi người nên lưu ý một số điều:
– Vì lá bằng lăng có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, khi sử dụng là bằng lăng, bạn không nên kết hợp với các loại thuốc trị tiểu đường khác như metformin hoặc với các thực phẩm khác được sử dụng để giảm lượng đường trong máu.
– Những người bị dị ứng với các loại thực vật khác thuộc họ Lythraceae – chẳng hạn như quả lựu và loosestrife – nên thận trọng khi sử dụng cây bằng lăng, vì những người này có thể tăng độ nhạy cảm với loại cây này.
– Một nghiên cứu ở người lớn mắc bệnh tiểu đường và suy giảm chức năng thận đã báo cáo rằng axit corosolic từ lá bằng lăng có thể dẫn đến tổn thương thận khi dùng cùng với diclofenac – một loại thuốc chống viêm không steroid, dùng để điều trị đau khớp. Do đó, bạn nên thận trọng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ khi đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.