Hướng dẫn cách trồng hoa Hồng Nhung đơn giản

Hoa hồng nhung

Hoa Hồng Nhung được coi là một trong những loài hoa đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên cách trồng và chăm sóc loài hoa này không hề đơn giản. Hãy cùng trongphonglan.com tìm hiểu một số cách trồng hoa đơn giản nhé

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Hồng Nhung đơn giản
Hầu hết ai trong chúng ta, khi một lần được cầm trên tay bông hoa hồng nhung sẽ cảm nhận được vẻ đẹp siêu sa, quyến rũ và đầy tinh tế của hoa. Và cũng không ít người ao ước trong khu vườn nhỏ của mình sẽ có sự hiện hữu của giống hồng cổ quý này. Bởi hoa hồng nhung không những đẹp về sắc mà đẹp cả hương.

Hôm nay, bài viết này sẽ mách bạn bí quyết trồng hoa hồng nhung đơn giản hơn bao giờ hết. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu qua về ý nghĩa của loài hoa hồng nhung – hồng truyền thống của người Việt.

Bạn đã biết điều gì dưới đây về hoa hồng nhung?
Đặc điểm hình thái

Hoa hồng nhung hay còn gọi là hồng sadet. Là loại hoa có rễ chùm, bám chặt vào đất và có sức sống mãnh liệt. Khoa học cũng đã chứng minh, trên thân cây có nhiều chiếc gai nhằm hạn chế sự thoát hơi nước giúp cây sống lâu hơn. Người yêu hoa hồng nhung chắc hẳn sẽ yêu luôn cả những chiếc gai của chúng.

Hoa hồng nhung mang nét riêng, chỉ xuất hiện một bông trên cuống dài. Những bông hoa có kích thước khác nhau; cánh hoa dày, mềm được ví như nhung lụa. Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị đực và nhị cái trên cùng 1 hoa, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn.

Hoa hồng nhung
Hoa hồng nhung

Lợi ích loài hoa hồng nhung

Từ xưa, hoa hồng nhung luôn được coi là biểu tượng cho nữ thần sắc đẹp và tình yêu nồng nhiệt của lứa đôi. Họ dùng loài hoa này làm quà tặng với ước nguyện mang tới nhiều may mắn và hạnh phúc. Và nó sẽ là món quà quý giá hơn khi bạn tự tay trồng được.

Trang trí, quà tặng: Chúng ta vẫn luôn thấy sự xuất hiện của loài hoa này tại các sự kiện lớn (hội nghị, đám cưới,..), nhỏ (sinh nhật, phòng khách gia đình,…).
Ứng dụng trong ngành mĩ phẩm, y học: Ngày nay các sản phẩm làm từ hoa hồng nhung rất phổ biến và được khách hàng ưa chuộng. Công nghệ chiết xuất tinh dầu (nước hoa hoặc mĩ phẩm dưỡng da, dưỡng môi,…); sữa tắm; bã hoa (giảm đau cơ); làm trà (tốt cho phụ nữ) và còn rất nhiều ứng dụng khác.
“Bỏ túi” kinh nghiệm trồng hoa hồng nhung đơn giản
Đối với giống hoa hồng nhung, phương pháp ươm hạt sẽ khó nảy mầm nên chủ yếu chúng ta nên áp dụng phương pháp giâm cành. Việc giâm cành sẽ giúp cho việc trồng hoa trở nên đơn giản, dễ thành công và dễ chăm sóc.

Bước 1: Chọn cành

Bạn nên ưu tiên chọn những cành bánh tẻ để chuẩn bị cho việc giâm cành. Đặc điểm để bạn dễ nhận biết đó là cành bánh tẻ thường có màu xanh thẫm, độ to ngang chiếc đũa hoặc có thể bé hơn. Lưu ý, cành có độ cứng vừa phải (tức vẫn có độ mềm dẻo).

Và bạn cũng không nên chọn cành quá non, bởi trong cành chưa chứa đủ một số dưỡng chất cần thiết cho việc tạo rễ. Cho dù bạn có cố gắng bỏ thêm thuốc kích thích mọc rễ cũng khó thành công.

Bước 2: Xử lí cành

Sau khi bạn chọn được cành hồng nhung đạt yêu cầu, bạn tiến hành cắt vát hai đầu sao cho đoạn cành đem giâm dài khoảng 15cm. Trên cành có khoảng 2-4 mắt, mắt cần mập mạp như hạt gạo. Lưu ý, bạn không chọn cành có mắt đã bị bung lụa hoặc mắt quá bé.

Điều thứ hai quan trọng không kém đó là không được vặt trụi lá. Bởi, lá rất cần thiết trong quá trình tổng hợp chất cần thiết cho việc hình thành rễ mới.

Bước 3: Sử dụng thuốc kích thích mọc rễ

Trong khi cây hồng đã được đánh giá là có thể tự mọc rễ mà không cần các loại rooting hormone. Nhưng ở điều kiện bình thường, cành hồng thường bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài, khiến rễ khó có thể phát triển.

Lưu ý, trong bước sử dụng thuốc bạn nên tránh các loại chất như N3M, Super Root do chúng chứa nhiều lân, Axit Humid,…Bởi các chất cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ đã có sẵn ở cành.

Bạn nên sử dụng các hormone tạo rễ như Indole-3-butyric hoặc chất điều hòa sinh trưởng NAA, IAA.

Bước 4: Giá thể giâm cành

Bạn nên sử dụng cát đã rửa sạch hoặc nước tinh khiết. Nếu muốn chọn loại giá thể khác, bạn cần phải kiểm tra tính kiềm bởi nó sẽ cản trở việc mọc rễ. Cát sạch và nước tinh khiết sẽ giúp cân bằng độ PH khi trong chất kích thích mọc rễ đã có sẵn axit.

Bước 5: Giâm cành vào giá thể

Giâm cành bằng cát: Bạn có thể nhúng đầu dưới của cành hồng vào bột Rooting Hormon (Indole-3-butyric) hoặc dung dịch NAA nồng độtừ 1000 -2000 ppm trong 3-5 giây rồi cắm vào cát, độ sâu khoảng 2-3cm.
Giâm bằng nước: Bạn chỉ cần pha dung dịch NAA nồng độ 500-700 ppm vào nước cho vào cốc nhựa rồi cắm cành hồng vào.
Bước 6: Phun tưới sau khi giâm

Đảm bảo độ ẩm cho giá thể trong 3 ngày đầu sau khi giâm đạt 95% là tốt nhất.
Nhiệt độ đảm bảo không quá 30 độ C.
Thường xuyên theo dõi, nhặt bỏ lá úa.
Sau 5-10 ngày, bạn nên phun 1 số loại thuốc kích thích sinh trưởng và phân bón qua lá.
Khi cành đã ra rễ tạo chùm, bạn có thể mang cành hồng ra chậu có giá thể đã được trộn sẵn. Tránh trồng cây gần nhau, cây sẽ không nhận đủ ánh sáng

*Lưu ý: Một số bệnh mà khi trồng hoa hồng nhung dễ gặp phải đó là: bệnh đốm trắng, bệnh đốm đen và bệnh gỉ sắt. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến việc chọn hướng nắng cho cây, tưới cây bằng vòi phun nhẹ và bón phân định kì,…

Thú vui trồng hoa hồng nhung đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút của người trồng. Hi vọng những bí quyết trên giúp bạn tự tay đón nhận những bông hồng thật đẹp. Chúc bạn thành công!

Rate this post

Zalo 08.9963.6237