Kỹ thuật trồng cây hồng môn dành cho nhà vườn

cay-hong-mon-chau-nhua Kỹ thuật trồng cây hồng môn dành cho nhà vườn Kỹ thuật trồng cây

Cây hồng môn được biết đến ngày càng nhiều với sự có mắt ở khắp mọi ngóc ngách của văn phòng, góc làm việc, cây hồng môn thích hơp làm cây nội thất, trang trí đều rất thích hợp.

Hồng Môn (Anthurium) là chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae với khoảng 900 loài phân bố ở vùng Trung và Nam Mỹ. Đây là loài hoa đẹp, sang trọng và đa dạng về màu sắc cũng như hình dáng của hoa. Hồng Môn có thể trồng chậu dùng trang trí trong nhà, công viên, vườn hoa hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại.

Cách nhân giống

Cây phát triển rất nhanh nên phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ đem hiệu quả cao nhất, ngoài ra có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt.

Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá, dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.

Đặc điểm cây hồng môn

Cây hồng môn là loại cây sống lâu năm , cây thường mọc thành bụi và có thân rất ngắn, lá của cây có hình trái tim, lá non thường có màu nhạt hơn và rộng từ 10-15cm, dài từ 15-30cm, cuống lá có hình trụ. Cây hồng môn là loài cây hoa lưỡng tính cùng gốc

cay-hong-mon-chau-nhua Kỹ thuật trồng cây hồng môn dành cho nhà vườn Kỹ thuật trồng cây
cay-hong-mon-chau-nhua

Hồng môn đang có 3 loại chính trên thị trường đó là tiểu hồng môn, trung hồng môn, đại hồng môn và tùy theo vị trí và sở thích của từng người mà có thể lựa chọn các loại hồng môn phù hợp với gia đình.

Chăm sóc cây sau khi trồng

Để có thể chăm sóc tốt cho cây phát triển người trồng cần lưu ý đến đất trồng, nước tưới, và nhiệt độ, cũng như cách thức bón phân

Về đất trồng: Đối với những cây hồng môn thì bạn nên lựa chọn đất phù sa, đất thịt, gọi chung là đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng và phải tơi xốp thì cây sẽ phát triển rất tốt, trong quá trình chuẩn bị đất thì bạn nên trộn thên phân chuồng hoặc là các loại muifn để giúp cây phát triển nhanh hơn.

Ánh sáng: Khi bạn thấy cây hồng môn bị vàng lá thì bạn cần phải xem đó là cây đang bị hiện tượng gi có thể là bạn tưới quá nhiều nước hoặc là cây quá khô thì bạn cần phải bổ sung lượng nước tưới kịp thời và chỉ tưới vừa đủ lượng nước của cây , và cây sẽ phát triển rất tốt trong độ ẩm của đất đại 70-80%

Nhiệt độ: Đối với những cây hồng môn thì nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây là từ 15-30 độ và nếu như nhiệt độ thấp hơn 15 độ thì cây sẽ chạm phát triển và nếu nhiệt đô cao hơn 30 độ thì cây hay bị vàng lá hoặc thối rễ vì vậy mà bạn cần có được những biện pháp tránh nóng cho cây

Bón phân cho cây: Bón phân nên kết hợp với tưới nước. Cách 7 – 10 ngày tưới một đợt phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước. Ngoài việc tưới phân NPK cho cây cần phun thêm phân bón lá Plant soul 3 với nồng độ 1/800, định kỳ 7 ngày phun/lần.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Cây Hồng Môn rất ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thường có một số bệnh hay gặp như thối củ, thối gốc thối thân…

Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại

Ngoài ra cần lưu ý các sâu hại và các bệnh như

Nhện: Gây hại trên lá làm cho lá bị cháy vàng lãm xuống héo đi và biến dạng, cuối cùng làm cho lá vàng khô và rụng.

Phòng trừ: Sử dụng Pegesus 500EC liều lượng 8 –10 ml/bình 8 lít, phun 3 bình/sào Bắc Bộ, hoặc sử dụng luân với một số loại thuốc khác như: Ortus 5 EC liều lượng 10 ml/bình 8 lít, Comite 73 ND liều lượng 10 –15 ml/ bình 8 lít.

Rệp: hút dịch dinh dưỡng của lá non, mầm non của hoa làm cho cây bị suy nhược, lá và hoa bị biến dạng, cong queo, phát dục khó. Dịch do chúng tiết ra dẫn dụ kiến đến dẫn đến bệnh muội than hoặc các loại bệnh nấm khác.

Cách phòng trừ: sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng10 – 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng10 – 15 ml/bình 10 lít. Hoặc dùng tấm bìa màu vàng dẫn dụ.

Bệnh đốm vòng trắng (vành khuyên trắng): gây hại rễ và ở cổ thân cây, lá và rễ cây bị nhiễm bệnh thối nhũn.

Cách phòng trừ: Không được dùng khay và chất nền cũ chưa qua khử trùng. Xử lý diệt ký chủ khác, vệ sinh nơi trồng. Loại bỏ cây bị bệnh, lá bị bệnh để tiêu huỷ. Sử dụng Futanin50% 50ml/bình 8 lít phun toàn bộ lên cây.

Bệnh thối cây do vi khuẩn (Xanthomonas): Bệnh do trung gian truyền bệnh là bọ trĩ chích hút.

Cách phòng trừ: Không sử dụng cây bị bệnh để nhân giống. Cách ly và tiêu hủy cây bị bệnh, khử trùng dụng cụ. Hạn chế tưới nước, khi tưới không nước bắn từ luống này sang luống khác. Giảm tối đa lượng đạm bón cho cây, tăng cường thêm kali, lân, các vitamin và các nguyên tố vi lượng để giúp cây khoẻ mạnh chống chịu lại bệnh. Sử dụng Starner, Streptomycin hoặc Oxytetracyclin để phun cho cây và xử lý chất trồng.

Áp dụng dúng kỹ thuật sẽ mang lại cho người trồng một vườn hoa Hồng môn đẹp trong trang trí văn phòng, nhà cửa và có thể mang lại giá trị kinh tế./.

5/5 - (1 bình chọn)

Zalo 08.9963.6237