Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng làm cây bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà. Tại Nhật Bản, cây tuyết tùng là loài cây được người ta coi là vô cùng thiêng liêng. Người ta tin rằng các linh hồn của người chết và của các vị thần đều sống ở bên trong cây.
TÌM HIỂU CÁCH CHĂM SÓC CÂY TUYẾT TÙNG TRONG CHẬU
Cây tuyết tùng là một loại cây thân gỗ có mùi hương. Hiện nay có hơn mười loài cây tuyết tùng. Bở vì cây tuyết tùng có khả năng thích nghi rất tốt, nên cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Cây tuyết tùng có ứng dụng rất linh hoạt, chúng có thể được trồng để làm hàng rào, là cây cảnh dịp giáng sinh ở Châu Âu và là cây bosai đặc biệt được yêu thích ở Nhật Bản và Trung Quốc. cây tuyết tùng lá kim mấy năm gần đây đang dần trở nên phổ biến với nhưng người yêu cây. Nếu bạn đã chọn được loại tuyết tùng phù hợp với sở thích của mình, hãy đọc kỹ bài viết để trồng và chăm sóc cây đúng cách nhé!
Tìm hiểu về cây tuyết tùng
Có hai loài cây tuyết tùng phổ biến nhất trong nhóm cây cảnh. Một loài là cây tán lá thành từng cụm có nguồn gốc từ Trung Quốc và loài còn lại là cây lá kim có nguồn gốc từ Châu Âu. Cây tuyết tùng có nguồn gốc từ Trung Quốc là một loại cây cảnh rất được ưa thích. Tán lá cây có hình dáng thành những cụm kề nhau, màu xanh đậm, thân cây nhỏ gọn nên rất thích hợp để tạo hình bonsai.
Cây tuyết tùng lá kim cũng là một cây cảnh được ưa thích. Tán cây có hình dáng như những cây kim sắc nhọn, tán lá có màu xanh nhạt tươi sáng, Cây tuyết tùng lá kim có lá rất thơm, nên còn có tên gọi khác là cây tùng thơm.
Tìm hiểu về cách chăm sóc cây tuyết tùng
Vị trí
Cây tuyết tùng rất thích ánh sáng mặt trời. Nếu bạn trồng cây trong nhà, hãy đặt chậu ở vị trí gần ánh sáng mặt trời. Vào mùa đông, bạn có thể dùng ánh nắng nhân tạo cho cây và tránh đặt cây ở những nơi hút gió.
Tưới nước
Nhu cầu nước của cây tuyết tùng không lớn. Vì vậy bạn không cần tưới nước quá thường xuyên, tốt nhất là không tưới nước khi đất còn ẩm ướt. Nếu tưới quá nhiều nước, rễ cây tuyết tùng dễ bị hư thối. Bạn có thể cung cấp độ ẩm cho cây bằng cách phun sương thường xuyên. Cây tuyết tùng thích độ ẩm trong không khí xung quanh cây.
Bón phân
Giống như hầu hết các loại cây trong nhà khác, bạn không cần bón phân cho cây vào mùa đông. Khi mùa xuân và mùa thu đến. có thể bón phân cho cây mỗi tháng một lần.
Tạo hình
Thông thường cây lá kim không cần cắt tỉa, người ta thường cắt tỉa cho giống cây tuyết tùng tán cụm. Tuy nhiên, bạn có thể cắt tỉa cho tất cả các chậu cây tuyết tùng nếu muốn. Bạn nên cắt tỉa vào mùa tăng trưởng của cây. Khi mùa đông đến, việc cắt tỉa nên hạn chế vì cây tuyết tùng phục hồi vết cắt rất chậm.
Thay chậu
Bạn nên thay chậu và đất trồng cho cây 2 năm một lần. Khi di chuyển cây khỏi chậu cũ, bạn cần chú ý cẩn thận không được ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.
Cắt tỉa
Việc cắt tỉa các tán lá giúp cây tuyết tùng kích thích sự phát triển của chồi cây. Bạn nên thực hiện việc cắt tỉa trong mùa xuân và mùa hè, khi sự phát triển đang diễn ra mạnh mẽ nhất. Hãy nhớ, cây tuyết tùng rất khó để khô phục vết cắt, nên bạn hãy để lại ít nhất hai ba cụm lá trên một cành cây nếu muốn nó sống sót.
Một số cách cắt tỉa cây tuyết tùng lá kim.
Ghép cành
Cây tuyết tùng được trồng với mục đích làm cây bonsai thường được ghép với một số khúc gỗ có hình dáng đặc biệt từ khi cây còn nhỏ. Hình dạng cây xoắn kịch tính là loại hình bonsai khá tương thích với hình dạng cây tuyết tùng tự nhiên. Ở Nhật Bản, đây cũng là cây bonsai phổ biến nhất. Cây tuyết tùng có thể uốn cong mạnh mẽ. Để uốn cong một cách dễ dang, người ta có thể loại bỏ các phần gỗ cứng, và sử dụng vải thô bọc lại để tạo hình. Nói chung, ghép cành để tạo hình bonsai rất khó. Nếu không có kinh nghiệm, bạn không nên tự thực hiện vì dễ làm chết cây.
Tìm hiểu về cách nhân giống cây tuyết tùng
Việc nhân giống cây tuyết tùng chỉ dành riêng cho những người làm vườn tài năng nhất, bởi vì nhân giống cây tuyết tùng là một quá trình lâu dài và khó khăn. Nhưng kinh nghiệm đến từ thực hành. Vậy tại sao, bạn không thử trở thành một trong những người làm vườn tài năng nhất thế giới?
Bạn có thể nhân giống từ hạt của cây tuyết tùng. Dưới đây là cách nhân cây tuyết tùng của bạn:
Thời điểm tốt nhất để gieo hạt là mùa xuân.
Trước khi gieo hạt, bạn cần thực hiện một công đoạn gọi là “phân tầng lạnh”.
Cách làm như sau:
- Đặt hạt giống vào trong cát ẩm khoảng 2 – 3 tuần ở nơi mát mẻ, khô thoáng.
- Hạt giống và cát ẩm phải được đặt xen kẽ nhau
Gieo hạt trong chậu ươm với hỗn hợp đất gồm đất thịt và cát. - Hỗn hợp đất cần ẩm ướt để kích thích cây nảy mầm, nhưng không được quá ướt vì có thể làm hạt giống bị mốc.
Hạt giống sẽ nảy mầm sau khoảng 20 ngày. Bạn đừng vội di chuyển cây non. - Hãy trồng cây sang chậu lớn hơn khi cây non mọc ít nhất 3, 4 chiếc lá.
Sau một năm, cây tuyết tùng mới đủ khỏe để bạn trồng cây trong chậu hoặc ngoài vườn. Tốt nhất bạn hãy trồng cây vào mùa xuân, vì đó là thời điểm cây phát triển mạnh mẽ nhất trong năm. Trồng vào thời điểm này sẽ giúp cây tuyết tùng bén rễ và phục hồi nhanh hơn.
Ý nghĩa
Cây tuyết tùng mọc trong tự nhiên có kích thước hùng vĩ đáng kinh ngạc. Ngoiaf ra, cây tuyết tùng còn được tôn sùng như một biểu tượng của tuổi thọ. Tính đến thời điểm này, cây tuyết tùng có độ tuổi lớn nhất được ghi nhận là 2000 tuổi. Cây tuyết tùng có khả năng kháng bệnh cao và thức tế, hầu như không có côn trùng sâu bệnh nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Hàng rào từ cây tuyết tùng trông rất sang trọng và có mùi thơm thanh nhã.
Cây tuyết tùng không chỉ là một cây cảnh trồng trong nhà, ngoài vườn và công viên. Gỗ của cây tuyết tùng là một loại gỗ quý hiếm tỏng trạm trổ và điêu khắc. Gỗ tuyết tùng có mùi thơm thư giãn, tinh khiết, là một mùi hương sang trọng, thường chỉ dành cho vua chúa sử dụng ngày xưa.
Một số nơi còn sử dụng cây tuyết tùng để chiết xuất tinh dầu. Nhưng tinh dầu cây tuyết tùng rất ít và quý. Vì vậy, nếu yêu thích mùi hương thanh nhã này, tốt hơn hết bạn hãy trồng một cây trong nhà và dành thời gian chăm sóc cho cây. Chúc bạn thành công !
Mua Cây Xanh + Cây chậu + Quà tặng : 0899.636.237 (zalo)
Giá cây trên web là giá tham khảo, có thể chưa tính chậu, có thể thay đổi giá mà không báo trước, xin lưu ý.